So sánh sự khác nhau giữa cảm cúm và cảm lạnh

cảm cúm và cảm lạnh

Cảm cúm và cảm lạnh là 2 hiện tượng thường gặp ở nhiều người hiện nay. Hầu hết một lần trong đời con người sẽ bị một trong 2 hiện tượng này, hoặc cũng có thể là bị cả hai. Sự khác nhau giữa cảm lạnh và cảm cúm là gì?

Cảm cúm và cảm lạnh khác nhau như thế nào?

Cảm lạnh và cảm cúm đều là các bệnh lý về đường hô hấp mà con người dễ mắc phải. Hầu như trong năm số lượng người bị 2 hiện tượng này đều rất phổ biến.

Đây là 2 hiện tượng bệnh về đường hô hấp do các loại virus gây nên. Rất nhiều người không phân biệt được 2 hiện tượng này và nhầm lẫn giữa chúng bởi các triệu chứng tương tự nhau.

Tuy nhiên nếu bạn là người am hiểu tường tận về các bệnh cảm thì chỉ cần nhìn sơ qua triệu chứng cũng đã đủ hiểu đó là cảm lạnh hay là bị cảm cúm rồi. Bệnh cảm cúm thường có triệu chứng nặng hơn cảm lạnh, đồng thời triệu chứng bệnh cũng nghiêm trọng hơn hẳn.

Người bệnh thường khó phân biệt được các triệu chứng của tình trạng cảm cúm cũng như cảm lạnh. Để biết mình bị bệnh hay không thì sau một vài xét nghiệm cơ bản bệnh nhân mới có thể xác định mình bị cảm lạnh hay cảm cúm.

  • Các triệu chứng của cảm lạnh: Bệnh nhân rất dễ bị sổ mũi, ngạt mũi, tắc mũi, hắt hơi, sổ mũi, đau họng. Cảm lạnh không gây sốt và không để lại biến chứng nguy hiểm.
  • Các triệu chứng của cảm cúm dễ dẫn tới vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng như viêm phổi, nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nhập viện. Với tình trạng cảm cúm bệnh nhân sốt cao từ 39-40 độ C, đau đầu, đau cơ, kéo dài vài tuần, mệt mỏi, chảy nước mũi, đau họng, ho và có thể bị đau ngực.

cảm lạnh ăn gì

>> Cảm lạnh đau đầu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ngăn ngừa cảm cúm và cảm lạnh bằng cách nào?

Dù không mong muốn nhưng hiện tượng cảm lạnh, cảm cúm vẫn có thể xảy ra đối với nhiều người. Do đó tốt nhất bệnh nhân nên có phương án phòng ngừa cảm lạnh và cảm cúm hiệu quả cho mình. Một số biện pháp bạn có thể áp dụng như:

  • Rửa tay bằng cách chà xát bàn tay với nước xà phòng ấm trong ít nhất 20 giây giúp loại bỏ vi trùng trên da.
  • Nên tiêm phòng cúm để phòng ngừa bệnh cảm hàng năm. Đặc biệt nhất là từ tháng 9 cho tới tháng 3 năm sau chính là cao điểm mùa cúm cho nên mọi người cần chủ động bằng cách phòng tránh này.
  • Bên cạnh đó các loại thuốc kháng virus cũng có thể giúp ngăn ngừa bệnh cúm nếu bạn đã tiếp xúc với người có các triệu chứng cúm.
  • Sử dụng các thực phẩm chức năng hàng ngày để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Giữ thói quen thường xuyên vệ sinh tay thật kỹ, giữ tai mũi, họng sạch sẽ.
  • Giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát.
  • Uống nhiều nước, ăn nhiều rau quả tươi và bổ sung dinh dưỡng tăng hệ miễn dịch.
  • Thường xuyên tập thể dục, ngủ đủ giấc, kiểm soát căng thẳng và giờ giấc sinh hoạt hợp lý.
  • Hạn chế tiếp xúc với người bị cảm, cúm. Khi nhiễm bệnh hạn chế tiếp xúc với người khác. Cần dùng khăn giấy che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi.

>> Cảm lạnh bao lâu khỏi? Làm gì để nhanh hết cảm lạnh?

Điều trị cảm cúm và cảm lạnh ra sao?

Bên cạnh việc sử dụng cảm cúm xuyên hương, cảm cúm xuyên tâm liên thì người bệnh cũng nên biết cách sử dụng 3 bài thuốc loại bỏ tình trạng bệnh này như sau:

Bài thuốc 1: Bài thuốc Đông y

Bệnh nhân sử dụng các nguyên liệu như bột tiêu sọ trắng 15g , dấm hoa quả 2 thìa , thêm chừng 300ml nước , đun sôi , rồi uống hết (uống khi còn ấm nóng). Sử dụng bài thuốc này có tác dụng ôn trung tán hàn, giải biểu, giúp ra mồ hôi, giải cảm rất nhanh.

Điều trị cảm cúm và cảm lạnh ra sao?

>> Cảm lạnh có lây không và phòng ngừa bằng cách nào?

Bài thuốc 2: Sử dụng tía tô

Bạn có thể dùng nguyên liệu chính là tía tô tươi từ 15-20g, gừng tươi 6-10g, đường đỏ 20-30g. Cho gừng và tía tô vào cùng khoảng 300ml nước, đun sôi trong khoảng 20 phút thì cho đường vào. Tiếp tục khuấy đều đến khi nước sôi thì tắt bếp.

Sử dụng khi nước còn ấm nóng để giải cảm tốt nhất. Tác dụng chính của bài thuốc tía tô này chính là tân ôn, giải biểu, tuyên phế, tán hàn. Bài thuốc có tác dụng trị rất tốt các chứng cảm lạnh cảm gió gây đau đầu ho , sốt , ko ra mồ hôi và chảy nước mũi…

 Sử dụng tía tô trị cảm lạnh

>> 9 cách trị cảm lạnh hiệu quả không cần thuốc

Bài thuốc 3: Sử dụng hành hoa

Bạn có thể dùng hành hoa 7 cọng, gừng tươi 6-8g, gạo nếp 80g. Gạo đổ nhiều nước nấu thành cháo, rồi dùng hành thái nhỏ, gừng băm nhuyễn. Cháo chín thì cho gừng hành vào đun vài phút rồi đổ ra bát ăn nóng để ra mồ hôi.

Bài thuốc này được xem là một món ăn có tác dụng ôn trung tán hàn, giải biểu phát hãn. Đồng thời chính món ăn này có thể trị cảm lạnh cảm cúm, làm ra mồ hôi rất nhanh khỏi ốm.

Cảm cúm xông hơi có tốt không? Cảm cúm và cảm lạnh khi xông hơi giúp cơ thể bạn nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Bạn có thể kết hợp các nguyên liệu thiên nhiên để có thể xông hơi giải độc cho cơ thể tốt nhất nhé!

Hy vọng rằng với những thông tin về sự khác nhau giữa cảm cúm và cảm lạnh như trên quý khách hàng đã biết nên làm gì để có được sức khỏe tốt nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *