Cảm lạnh giao mùa: Đối tượng mắc bệnh, điều trị và cách phòng bệnh

cảm lạnh giao mùa

Cảm lạnh giao mùa là hiện tượng thường gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau. Nếu không phát hiện sớm, điều trị kịp thời bệnh sẽ gây những ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của con người. Cách phòng tránh cảm lạnh thế nào cho hợp lý nhất?

Đối tượng dễ bị cảm lạnh giao mùa

Không chỉ xuất hiện hiện tượng cảm lạnh mùa đông mà nhiều người cũng sẽ gặp tình trạng cảm lạnh vào mùa hè, khi giao mùa. Người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng như sốt, đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, mệt mỏi… Những đối tượng dễ bị chứng cảm lạnh bao gồm:

  • Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị cảm lạnh nhất. Bởi đối tượng này có sức đề kháng khá yếu kém, non nớt nhất là thời khắc giao mùa dễ bị mắc bệnh hơn hẳn.
  • Người cao tuổi: đây là đối tượng dễ bị các bệnh lý mãn tính như bệnh đái tháo đường, bệnh lý về huyết áp, tim mạch, các bệnh lý về gan thận,… Hệ miễn dịch của đối tượng này cũng yếu kém dần và ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của họ.
  • Phụ nữ mang thai: là đối tượng có hệ thống miễn dịch kém, đặc biệt trong 3 tháng đầu thì đối tượng này dễ bị bệnh hơn và gây ra dị tật cho thai nhi nhiều hơn. Sử dụng thuốc kháng sinh hoàn toàn có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của thai phụ và sức khỏe của thai nhi hơn.
  • Bệnh nhân bị suy giảm hệ miễn dịch khi mắc một số bệnh lý.

Đối tượng dễ bị cảm lạnh giao mùa

>> Virus cảm lạnh gây nên triệu chứng gì? Điều trị và phòng bệnh

Sử dụng thuốc điều trị cảm lạnh mùa hè, mùa đông thế nào?

Để loại bỏ tình trạng cảm lạnh vào mùa hè hay mùa đông thì cần sử dụng đúng thuốc, đúng liệu trình. Nếu không dùng đúng thuốc bệnh nhân dễ gặp các tác dụng phụ không mong muốn.

4 nhóm thuốc điều trị bệnh cảm lạnh bạn nên biết:

Thuốc hạ sốt, giảm đau có chứa paracetamol

Khi bị cảm lạnh bệnh nhân có thể dùng nhóm thuốc này. Nhưng cần dùng đúng thuốc và đúng liều lượng để tránh gây hại cho gan. Bệnh nhân cần tuân thủ đúng liều lượng của bác sĩ kê, tránh sử dụng rượu bia. 

Thuốc giảm ho

Bệnh nhân có thể dùng các loại thuốc trị ho có chứa thành phần thảo dược thiên nhiên như Codein và dextromethorphan. 2 loại thuốc này có tác dụng làm sạch đường thở cho người bệnh, loại bỏ dịch nhầy trong đường hô hấp. Người bệnh sẽ không còn mệt mỏi, lo lắng, chán nản…

Thuốc chống sung huyết, ngạt mũi

Các loại thuốc chống ngạt mũi, chống sung huyết này có thể ở dạng xịt hoặc dạng nhỏ giọt. Hãy cẩn thận khi sử dụng để tránh gây choáng váng, co mạch toàn thân, tăng huyết áp, tím tái người…

Sử dụng thuốc điều trị cảm lạnh

>> Trả lời câu hỏi: Bị cảm lạnh nên làm gì nhanh khỏi?

Thuốc chống dị ứng

Các loại thuốc chống dị ứng cũng được khuyên sử dụng nhiều. Sử dụng những loại thuốc này hoàn toàn có thể cải thiện các triệu chứng như viêm mũi, nghẹt mũi, hay ho dị ứng. Nhưng trước khi mua và sử dụng cần hỏi ý kiến bác sĩ để tránh ảnh hưởng nguy hiểm.

Không dùng thuốc kháng sinh khi bị cảm lạnh. Tốt nhất nên bổ sung dưỡng chất, ăn uống ngủ nghỉ hợp lý để cảm lạnh không còn cơ hội ghé thăm bạn lần nào.

Các phương pháp phòng cảm lạnh mùa đông, mùa hè

Cảm lạnh giao mùa là hiện tượng dễ gặp và ảnh hưởng không nhỏ tới công việc, học tập của mọi người. Dấu hiệu bệnh không quá nghiêm trọng, cho nên nhiều người thường chủ quan với bệnh lý này.

Tuy nhiên nếu để cảm lạnh quá lâu, dai dẳng và không chữa trị thì bệnh nhân rất có thể sẽ đối mặt với nguy cơ bị viêm phổi, suy hô hấp… Đặc biệt với phụ nữ mang thai, thai nhi rất dễ bị ảnh hưởng thần kinh, thậm chí thai phụ dễ sảy thai, sinh non.

Các phương pháp phòng cảm lạnh mùa đông, mùa hè

>> Bị cảm lạnh đau họng, nguyên nhân do đâu, điều trị thế nào?

Tốt nhất mọi người nên biết cách phòng tránh hiện tượng cảm lạnh này để có được sức khỏe tốt nhất cho mình và người thân bằng những cách như sau:

  • Tiêm phòng vắc xin cúm đầy đủ.
  • Mùa đông hay mùa hè cũng nên giữ ấm cơ thể, không ngâm nước giữa trời nắng hè.
  • Mọt chế độ dinh dưỡng đầy đủ, ăn uống đa dạng các loại thức ăn để tăng cường thêm sức đề kháng. Nhất là các món ăn từ vitamin C, tỏi, gừng… giúp hệ miễn dịch phát triển toàn diện hơn.
  • Nên bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể để tăng cường trao đổi chất. Với cách này bạn sẽ dễ dàng hoạt động cơ thể tốt nhất, phòng ngừa cảm cúm hiệu quả như mong đợi.
  • Đặc biệt mọi người cần thường xuyên vệ sinh tay bằng xà phòng diệt khuẩn để ngăn ngừa khuẩn bệnh xâm nhập vào cơ thể.
  • Đeo khẩu trang đầy đủ để phòng tránh lây nhiễm vi khuẩn.
  • Nên súc miệng bằng nước muối hàng ngày, hạn chế tình trạng nhiễm trùng và lây nhiễm vi khuẩn.
  • Nên tập thể dục thể thao đều đặn hàng ngày để giúp sức khỏe ngày càng tốt lên, tăng cường miễn dịch và tăng cường sức đề kháng hơn hẳn.

Khi xuất hiện những triệu chứng bất thường cảm lạnh giao mùa thì mọi người cần liên hệ ngay với bác sĩ. Các bác sĩ sẽ khám, chẩn đoán bệnh và điều trị cho người bệnh hợp lý nhất. Nếu phân vân cách chăm sóc bệnh nhân bị cảm lạnh thế nào, xin liên hệ với Sàn Thuốc Sỉ để được nhân viên chúng tôi tư vấn giải đáp tận tình nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *