Cảm lạnh hàn thực chất là cảm lạnh thương hàn, bệnh gây ra bởi vi khuẩn Salmonella Typhi. Nếu không điều trị dứt điểm bệnh sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí dai dẳng và gây ra nhiều tác động tới cơ thể con người.
Cảm lạnh hàn là gì?
Cảm lạnh hàn là hiện tượng gây ra bởi loại vi khuẩn gây bệnh Salmonella Typhi. Nhiều người nghĩ rằng cảm lạnh phong hàn sẽ không lây nhưng thực tế do vi khuẩn gây ra nên loại cảm lạnh này vẫn lây lan.
Thông thường vi khuẩn sẽ lây lan từ người này qua người khác, từ vật này qua vật khác, từ thức ăn và cả nước uống. Nếu bệnh nhân bị bệnh không rửa tay đúng cách chắc chắn sẽ dễ lây bệnh cho những người xung quanh.
Bệnh nhân cũng đừng nghĩ rằng cảm lạnh phong hàn sẽ không gây ra sốt. Nhiều người có cảm giác sốt cao lên tới 39 - 40 độ C. Triệu chứng thường gặp của những bệnh nhân bị cảm phong hàn thường: bị suy nhược, đau dạ dày, đau đầu, tiêu chảy hoặc táo bón, chán ăn.
Những đối tượng dễ bị cảm lạnh thương hàn
Vậy những đối tượng nào dễ bị chứng cảm lạnh thương hàn? Người dân châu Á là một trong số những đối tượng dễ bị chứng bệnh này nhất. Không những vậy, người dân ở châu Phi, Trung Đông, Nam Mỹ… và nhiều châu lục khác cũng dễ bị chứng bệnh này.
Đối tượng xuất hiện bệnh cảm lạnh thương hàn nhiều là trẻ nhỏ, những người chưa tiêm vắc xin thương hàn để phòng tránh căn bệnh này. Đặc biệt những người dầm mưa, thời tiết thay đổi nóng lạnh thất thường, cơ thể hay bị suy nhược, đề kháng kém… cũng rất dễ bị chứng cảm lạnh thương hàn.
>> Virus cảm lạnh gây nên triệu chứng gì? Điều trị và phòng bệnh
Dấu hiệu chứng tỏ bị cảm lạnh phong hàn
Vậy lúc nào cơ thể biểu hiện bệnh nhân đã bị cảm lạnh hàn? Người bệnh bị chứng bệnh này thường bị sốt lên tới 39-40 độ C, đôi khi ớn rét rất khó chịu, gai từ trong xương ra bên ngoài.
Bệnh nhân còn có thể gặp phải một số triệu chứng của cảm lạnh thương hàn này như:
- Đau đầu, mất ngủ, mệt mỏi, nặng hơn có thể xuất hiện tình trạng nằm bất động thờ ơ với ngoại cảnh, rồi có thể li bì, mê sảng hoặc hôn mê.
- Đau bụng, chán ăn, buồn nôn, nôn, đi ngoài khoảng 5–6 lần/ngày.
- Xuất hiện những nốt ban nhỏ bên trên da.
- Rìa lưỡi đỏ, giữa lưỡi phủ một lớp rêu màu trắng hoặc xám.
- Lúc này cơ thể có thể xuất hiện hiện tượng mạch đập không tương xứng với nhiệt độ của người bệnh lúc đang bị bệnh.
Sau khi điều trị bệnh với các loại thuốc Nam, thuốc bắc hoặc một số loại tăng sức đề kháng, thực phẩm chức năng thì người bệnh sẽ khỏi bệnh. Đặc biệt nếu không chữa trị, kiêng khem rất dễ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe về lâu về dài.
Kiêng gì khi bị cảm thương hàn?
Khi bệnh nhân xuất hiện cảm lạnh hàn thì nên kiêng kỵ những gì? Đây là câu hỏi mà không ít bệnh nhân tìm kiếm khi bị hiện tượng này làm phiền.
Không dùng nước đá
Không chỉ là cảm thương hàn mà ngay cả cảm lạnh bình thường bệnh nhân cũng không nên dùng nước đá. Mặc dù loại nước uống này khá hấp dẫn nhưng đá lạnh có thể gia tăng khả năng bị bệnh của bạn, dễ dẫn tới viêm họng và viêm phế quản hơn.
Không ăn thức ăn sẵn, thức ăn đóng hộp
Các loại thức ăn sẵn, thức ăn đóng hộp chứa nhiều vi khuẩn và các tác nhân từ bên ngoài có thể gây bệnh. Vi khuẩn dễ tác động đến những loại thức ăn này làm cho chúng dễ nhiễm vi khuẩn gây bệnh cho cơ thể, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn nặng hơn.
Những loại thực phẩm không rõ nguồn gốc
Bệnh nhân bị chứng cảm lạnh cũng không nên sử dụng những thực phẩm không rõ nguồn gốc. Dù dùng bất cứ thức ăn, nước uống nào bệnh nhân cũng nên tìm hiểu thật kỹ. Đặc biệt với sữa, người bệnh nên chọn sữa đã được xử lý thanh trùng hoặc tiệt trùng và có nguồn gốc rõ ràng.
>> Nguyên nhân cảm lạnh và tiêu chảy, cách khắc phục sớm nhất
Phòng tránh cảm lạnh hàn bằng cách nào?
Dù cho người bệnh muốn điều trị bệnh dứt điểm hay không thì cách phòng tránh bệnh cảm hàn vẫn là điều mà nhiều người quan tâm. Do đó nắm vững bệnh lý này người bệnh sẽ có phương án phòng tránh bệnh tốt nhất, có sức khỏe để học tập và làm việc.
- Đảm bảo môi trường sống của mình sạch sẽ, an toàn, giảm thiểu sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh.
- Đảm bảo vệ sinh khi ăn uống, ăn chín uống sôi và chọn đúng thức ăn để ăn.
- Nên tiêm vắc xin thương hàn đầy đủ.
- Nên xử lý chất thải của người bị bệnh tốt nhất để tránh những ảnh hưởng lây bệnh cho người khác.
- Người bị bệnh cũng nên vận động thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe, giúp cho bệnh nhân nhanh lành bệnh hơn và ổn định cơ thể khỏe mạnh.
Mau chóng hồi phục cảm thương hàn là điều mà nhiều người mong chờ khi xuất hiện hiện tượng này. Nếu bệnh nhân phân vân chưa biết nên chữa cảm lạnh thương hàn và chăm sóc người bệnh bị cảm lạnh hàn thế nào cho hợp lý thì liên hệ tới Sàn Thuốc Sỉ để được nhân viên tư vấn, hướng dẫn sử dụng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe tốt nhất.