Cúm A có bị lây không? Biểu hiện và cách phòng ngừa hiệu quả

Cúm A có bị lây không? Biểu hiện và cách khắc phục

Cúm A là bệnh lý về đường hô hấp. Bệnh thường xuất hiện khi thời tiết chuyển mùa, vào mùa đông, khi khí hậu nồm ẩm,… Vậy bệnh cúm A có bị lây không. Những đối tượng nào dễ bị lây bệnh, lây bệnh thông qua con đường nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé.

Tìm hiểu về bệnh cúm A

Có 4 loại virus cúm A phổ biến:

  • Cúm A/H1N1: Loại virus cúm này xuất phát từ lợn. Chính vì vậy mà chúng còn được gọi là cúm lợn. Loại virus này có thể gây ra bội nhiễm, suy đa tạng, viêm phổi nặng, thậm chí có thể dẫn đến tử vong
  • Cúm A/H5N1: Đây là một loại cúm gia cầm. Virus cúm này bùng phát từ năm 1997. Chúng đã gây tử vong hàng chục triệu người trên toàn thế giới.
  • Cúm A/H3N2: Cũng tương tự như cúm A/H5N1, loại cúm này đã gây ra cái chết của hàng triệu người. Chúng được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1968 tại Mỹ
  • Cúm A/H7N9: Loại virus cúm này được phát hiện vào năm 2013 tại Trung Quốc.

Biểu hiện của cúm A

Bệnh cúm A có những biểu hiện tương tự như cúm thông thường nên nhiều người chủ quan không điều trị sớm. Đồng thời cũng không biết rõ cúm A có bị lây không nên không đề cao việc phòng bệnh.

Cúm A thường có biểu hiện ban đầu là ho, hắt xì, sốt, viêm họng, sổ mũi. Cùng một số triệu chứng như mệt mỏi, đau nhức cơ thể, đau đầu, ớn lạnh,..

Khi bệnh nặng hơn sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng nôn, khó chịu, đau tức ngực, tiêu chảy, khó thở,…

Biểu hiện của cúm A

Cúm A có bị lây không

Câu trả lời cho câu hỏi cúm A có bị lây không? Đó chính là . Không chỉ vậy, tốc độ lây lan còn rất nhanh. Cúm A sẽ lây từ động vật sang người. Lây từ người sang người chỉ cần thông qua giọt bắn trong không khí khi người bệnh ho, nói chuyện, hắt hơi. Giọt bắn này vô tình mang theo virus, virus bám dính và di chuyển trong không khí rồi xâm nhập vào cơ thể của người lành.

Hoặc cũng có thể lây lan thông qua việc sử dụng chung các đồ vật với bệnh nhân. Bởi những đồ vật mà người bệnh sử dụng thì virus có thể bám trên đó và sinh sống trong 48 tiếng ở điều kiện tự nhiên. Vì vậy khi người lành dùng chung sẽ có nguy cơ bị nhiễm virus.

Khi người lành bị nhiễm virus cúm A sẽ không bộc phát bệnh ngay mà sẽ có thời gian ủ bệnh. Thời gian này là khác nhau giữa mỗi người. Sẽ khoảng từ 1 đến 2 ngày hoặc lâu hơn. Nhưng trung bình sẽ khoảng 4 ngày. Lúc này sẽ xuất hiện các triệu chứng đầu tiên như mệt mỏi, sốt nhẹ,…

Thời điểm cúm A xuất hiện nhiều là khi thời tiết giao mùa. Đặc biệt là khi chuyển từ mùa thu sang mùa đông. Nhưng trong thời gian gần đây cúm A đang có dấu hiệu bùng phát bất cứ thời điểm nào trong năm.

Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm cúm A. Tuy nhiên có một số đối tượng sẽ có nguy cơ dễ bị lây bệnh cao hơn đó là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, phụ nữ đang mang thai, những người bị suy giảm miễn dịch, người lớn trên 65 tuổi và người có sức đề kháng kém.

Chính vì khả năng dễ lây lan mà cúm A dễ bùng phát thành đại dịch lớn trên toàn cầu.

>> Top 5 thuốc cảm cúm của Nhật tốt nhất

Cúm A có bị lây không

Cúm A có nguy hiểm không

Cúm A được đánh giá là một căn bệnh tiềm ẩn nhiều nguy hiểm bởi các nguyên nhân sau:

Bệnh dễ lây lan, tốc độ lây lan nhanh, khó kiểm soát

Virus cúm A dễ lây lan từ người sang người. Chúng có khả năng tồn tại trong điều kiện thường lâu. Dễ xâm nhập vào cơ thể để chuyển hóa thành bệnh. Các dấu hiệu của bệnh lại tương tự với bệnh cúm thông thường. Chính vì vậy mà người bệnh chủ quan không điều trị và cách ly.

Bệnh gây ra nhiều biến chứng

Bệnh dễ gây ra biến chứng đặc biệt là cho trẻ em và những người đang có bệnh lý nền. Biến chứng thường gặp nhất là viêm phổi, viêm tai, suy hô hấp, viêm màng não, viêm phế quản,…

Để không gặp phải biến chứng cần điều trị kịp thời, đúng hướng ngay từ khi có những dấu hiệu đầu tiên, không được chủ quan với bệnh.

Cúm A có nguy hiểm không

Cách phòng ngừa cúm A

Đã có câu trả lời cho câu hỏi cúm A có bị lây không? Vậy chúng ta hãy cùng tìm cách để phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Để tránh nguy cơ bị lây bệnh mỗi người hãy tự chủ động thực hiện phòng tránh theo các bước sau:

  • Thực hiện tiêm phòng đều đặn mỗi năm. Đây là biện pháp hữu hiệu nhất để giúp chúng ta phòng bệnh.
  • Không tiếp xúc với người đang mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh
  • Khi đến chỗ đông người nên đeo khẩu trang
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn hoặc dung dịch rửa tay có cồn.
  • Tuyệt đối không đưa tay lên miệng, mắt, mũi
  • Vào thời điểm bị bùng dịch không nên đến những nơi đông người
  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ không gian sống.
  • Có chế độ ăn khoa học, đầy đủ chất. Kết hợp tập luyện thể dục thể thao thường xuyên.

Chắc hẳn khi đọc đến đây chúng ta đều đã biết cúm A có bị lây không? Hãy luôn phòng bệnh để bảo vệ cho bản thân và cộng đồng các bạn nhé! Nếu còn bất kỳ một thắc mắc nào khác hãy liên hệ ngay qua santhuocsi.vn