Dấu hiệu đau mắt đỏ

dấu hiệu đau mắt đỏ

Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh đau mắt đỏ. Loại bệnh này xuất hiện vào tất cả các mùa trong năm. Nhưng vào mùa hè và mùa thu thì sẽ xuất hiện nhiều hơn và có thể tạo thành dịch. Bệnh này thường có những dấu hiệu tương đối dễ nhận biết. Cùng tìm hiểu về dấu hiệu đau mắt đỏ trong bài viết này nhé.

Dấu hiệu bệnh đau mắt đỏ

Dấu hiệu bệnh đau mắt đỏ

>> 5 cách chữa đau mắt đỏ hiệu quả tại nhà

Bệnh đau mắt đỏ thường bắt đầu từ một bên mắt, sau đó sẽ lây cho mắt còn lại sau vài ngày. Bệnh thường có các dấu hiệu sau:

  • Đỏ mắt: Đây là dấu hiệu mà bất cứ ai bị bệnh đau mắt đỏ cũng có
  • Khô mắt: Đây cũng là một dấu hiệu thường gặp
  • Rát mắt, ngứa mắt: Dấu hiệu ngứa, rát nhiều hay ít tùy vào mức của từng bệnh nhân
  • Cộm, khó chịu ở trong mắt: Người bị đau mắt đỏ sẽ có cảm giác như có hạt cát ở trong mắt.

Bên cạnh những dấu hiệu đau mắt đỏ thường gặp trên thì với những nguyên nhân đau mắt đỏ khác nhau sẽ có những dấu hiệu đặc trưng riêng:

Đau mắt đỏ do dị ứng có thể xuất hiện các dấu hiệu sau:

  • Chảy nước mắt nhiều
  • Mí mắt bị sưng đỏ
  • Nổi mẩn đỏ
  • Ngứa, 2 bên khóe mắt có ghèn
  • Viêm mũi dị ứng

Đau mắt đỏ do vi khuẩn có thể xuất hiện các dấu hiệu:

  • Ghèn mắt có màu vàng, xanh. Thường xuất hiện nhiều vào buổi sáng làm dính chặt 2 mi mắt
  • Mắt bị đau liên tục
  • Mắt bị mờ, giảm thị lực

Đau mắt đỏ do virus có thể xuất hiện các dấu hiệu như:

  • Sốt nhẹ
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Mệt mỏi
  • Sưng hạch bạch huyết trước tai
  • Đau họng

Ngoài ra với những người bị đau mắt đỏ nặng có thể xuất hiện thêm các dấu hiệu:

  • Xuất huyết dưới kết mạc
  • Phù đỏ

Phòng ngừa đau mắt đỏ

Phòng ngừa đau mắt đỏ

>> Top 3 loại thuốc nhỏ đau mắt đỏ tốt nhất

Để không phải gặp các dấu hiệu của bệnh đau mắt đỏ gây khó chịu, đau nhức. Bạn hãy chủ động phòng bệnh bằng những bí quyết sau:

  • Không tiếp xúc trực tiếp với những người đang bị đau mắt đỏ
  • Rửa sạch tay bằng xà phòng trước khi muốn chạm vào miệng, mắt, mũi
  • Không dùng chung khăn lau mặt, khăn tắm hay gối với người khác
  • Không sử dụng các sản phẩm trang điểm mắt với người khá
  • Không tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng
  • Hạn chế đi đến những chỗ đông người vào mùa dịch đau mắt đỏ
  • Vệ sinh không gian sống sạch sẽ, thường xuyên giặt ga trải giường, vỏ gối, khăn tắm
  • Đeo kính để bảo vệ mắt trước khi phải tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại
  • Với những người hay bị dị ứng nên chuẩn bị sẵn thuốc chống dị ứng để ngăn ngừa các dấu hiệu đau mắt đỏ trước khi mùa dị ứng đến.
  • Với những người đeo kính áp tròng thì cần vệ sinh và bảo quản kính đúng cách theo hướng dẫn từ nhà sản xuất
  • Thường xuyên rửa tay và giữ vệ sinh thân thể

Điều trị đau mắt đỏ

Điều trị đau mắt đỏ

>> Em bé bị đau mắt đỏ phải làm sao?

Để điều trị dứt điểm các dấu hiệu của bệnh đau mắt đỏ chúng ta cần phải xác định được nguyên nhân gây ra đau mắt đỏ. Với mỗi nguyên nhân sẽ có những cách điều trị khác nhau.

Đau mắt đỏ do dị ứng:

Khi bị đau mắt đỏ do dị ứng, cách nhanh nhất để điều trị đó là sử dụng thuốc kháng histamin. Có thể sử dụng dạng uống hoặc dạng thuốc nhỏ mắt. Bên cạnh đó bạn cũng nên tránh xa các nguyên nhân gây ra dị ứng.

Đau mắt đỏ do chất kích thích

Nếu không may mắt bạn bị dính phải các chất kích thích hoặc các chất có chứa axit hoặc kiềm thì bạn cần nhanh chóng rửa sạch mắt bằng nước sạch trong vòng 5 phút. Sau đó đến bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa để được thăm khám và xử lý kịp thời.

Đau mắt đỏ do vi khuẩn:

Để cải thiện các dấu hiệu đau mắt đỏ do vi khuẩn có thể sử dụng các loại kháng sinh. Khi sử dụng kháng sinh cần phải có đơn của bác sĩ kê. Các kháng sinh này có thể ở dạng thuốc mỡ, thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc uống. Khi sử dụng thuốc cần tuân thủ theo đúng liều lượng của bác sĩ. Không được tự ý tăng giảm liều hay ngừng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Đau mắt đỏ do virus:

Khi bị đau mắt đỏ do virus thì các dấu hiệu đau mắt đỏ sẽ tự khỏi sau 4 đến 7 ngày ngay cả khi bạn không sử dụng thuốc. Khi bị đau mắt đỏ do virus bạn không sử dụng kháng sinh, bởi kháng sinh không có tác dụng tiêu diệt virus. Chúng chỉ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn mà thôi. Nếu bạn cố ý sử dụng không những không làm giảm các dấu hiệu đau mắt đỏ mà còn có thể làm chúng trở nên nặng và khó chữa hơn.

Để giảm các dấu hiệu đau mắt đỏ do virus bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Làm sạch ghèn mắt bằng khăn ấm
  • Dùng nước sạch để rửa mắt
  • Nhỏ mắt bằng nước mắt nhân tạo hoặc nước muối sinh lý
  • Chườm đá lạnh để giảm triệu chứng phù nề

Như vậy chúng ta đã biết được các dấu hiệu đau mắt đỏ thường gặp. Những dấu hiệu này cũng giúp chúng ta phân biệt được nguyên nhân gây ra đau mắt đỏ. Để từ đó có biện pháp điều trị hiệu quả nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *