Nguyên nhân đau mắt đỏ 1 bên và cách điều trị thích hợp nhất

đau mắt đỏ 1 bên

Đau mắt đỏ một bên là tình trạng nhiễm trùng mắt dễ gặp ở nhiều người hiện nay. Mắt bị đỏ 1 bên và đau thường ủ bệnh khoảng 8 ngày và kéo dài nhiều ngày liền. Nhận biết và điều trị tình trạng đau mắt đỏ một bên này thế nào hiệu quả nhất? Hãy cùng khám phá bài viết dưới đây để có thông tin về bệnh lý, điều trị hiệu quả nhất nhé!

Nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ 1 bên

Hiện tượng đau mắt đỏ 1 bên rất dễ gặp ở nhiều người hiện nay. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng bệnh này thường là do virus Adenovirus hoặc do các vi khuẩn như: Liên cầu khuẩn, tụ cầu và phế cầu gây ra.

Thông thường bị đau mắt đỏ 1 bên sẽ xuất hiện vào thời tiết giao mùa, mưa nhiều, độ ẩm không khí cao… Những lúc này hệ thống miễn dịch của con người trở nên yếu kém, cơ thể trở nên nhạy cảm hơn, dễ ốm và dễ mắc các bệnh giao mùa hơn. Đau mắt đỏ cũng bắt đầu hoành hành và gây bệnh ở nhiều người hơn.

Nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ 1 bên

Đặc biệt yếu tố bên ngoài như môi trường, vệ sinh kém, dùng chung đồ sinh hoạt với người bị bệnh, làm việc trong môi trường bị ô nhiễm… cũng khiến cho bệnh đau mắt đỏ có cơ hội bùng phát. Do vậy bệnh nhân nên tìm kiếm cho mình phương án điều trị thích hợp, loại bỏ sớm đau mắt đỏ để không ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

>> Trả lời câu hỏi: Đau mắt đỏ kiêng ăn gì?

Triệu chứng đau mắt đỏ một bên là gì?

Hiện tượng đỏ mắt 1 bên sẽ xuất hiện rất nhiều triệu chứng và biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Không chỉ đau ở 1 bên mắt mà còn đau ở cả 2 bên mắt, kèm thêm rất nhiều triệu chứng khác như mệt mỏi, có sốt nhẹ, đau họng, ho và nổi hạch ở tai.

Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể xuất hiện rất nhiều những triệu chứng đau mắt đỏ khác như: Mi mắt bị sưng, phù nề, căng mọng, mắt bị đỏ - do sự cương tụ mạch máu, đau nhức mắt, cộm và nặng mắt, chảy nước mắt nhiều… Người bệnh vẫn có thể thấy bình thường, thị lực không hạn chế. Nhưng nếu diễn biến nặng có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng khác.

Bệnh đau mắt đỏ 1 bên có lây sang mắt bên kia không?

Khi bệnh nhân xuất hiện tình trạng đau nhức đỏ 1 bên mắt thì dễ dàng lây sang bên còn lại khi dịch mắt vô tình chảy sang. Do đó khi xuất hiện tình trạng đau nhức mắt này bệnh nhân nên điều trị tình trạng sớm để tránh lây sang mắt bên kia.

Bệnh đau mắt đỏ 1 bên có lây sang mắt bên kia không?

>> 8 gợi ý vàng đau mắt đỏ ăn gì phù hợp với sức khỏe

Chính vì vậy bệnh nhân cần cẩn thận hết sức để tránh lây nhiễm khuẩn sang mắt còn lại. Những lưu ý cần thiết như sau:

  • Dùng thuốc nhỏ mắt đúng cách để hạn chế tình trạng nhiễm bệnh.
  • Rửa tay thường xuyên bằng cồn hoặc xà phòng sạch để đảm bảo ngăn chặn tình trạng lây nhiễm đau mắt đỏ.
  • Nên nhỏ thuốc vào mắt bị bệnh và tránh nghiêng sang bên mắt chưa bị bệnh.
  • Nhỏ thuốc vào bên trong góc của mắt, tránh nhỏ giữa mắt.
  • Không nên sử dụng thuốc nhỏ mắt bị bệnh cho mắt đang lành.

Nên nhỏ mắt như thế nào để tránh đau mắt đỏ bên còn lại?

Bạn phân vân đau mắt đỏ 1 bên phải làm sao khi mà tình trạng bệnh đau mắt đỏ có thể dễ lây lan sang mắt khác? Người bệnh nên dùng đúng thuốc, đúng bệnh và đúng toa thuốc mà bác sĩ hướng dẫn để mắt nhanh hồi phục nhất. Cụ thể:

  • Không dùng kính áp tròng khi mắt bị bệnh.
  • Nên nhỏ thuốc cách lọ thuốc từ 1-2cm so với mắt, không chạm lọ thuốc vào cạnh mắt, giác mạc mắt hay bất cứ vùng da thịt nào quanh mắt.
  • Dùng thuốc đúng với liều lượng của bác sĩ chỉ định, không nên tự ý dùng thuốc để tránh ảnh hưởng tới quá trình hồi phục của mắt.
  • Vệ sinh mắt sạch sẽ sau khi nhỏ thuốc để tránh thuốc chảy sang mắt khác, gây lây nhiễm bệnh đau mắt đỏ cho cả 2 mắt.
  • Sau khi nhỏ mắt nên dùng gạc y tế lau ghèn, dử mắt và nước mắt chảy ra.
  • Vệ sinh mắt thường xuyên khoảng 2 lần/ngày để đảm bảo sạch sẽ và nhanh khỏi bệnh nhất.
  • Nghỉ ngơi, thư giãn đúng cách theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc để tránh ảnh hưởng sức khỏe về lâu về dài.
  • Sau khi mở lọ thuốc chỉ nên được sử dụng trong vòng 1 tháng.
  • Trước và sau khi nhỏ mắt, bàn tay nên được rửa bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

Nên nhỏ mắt như thế nào để tránh đau mắt đỏ bên còn lại?

>> Cách nhận biết và chữa trị đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh hiệu quả

Khi bệnh nhân bị đau mắt đỏ 1 bên, người bệnh nên tìm kiếm phương án điều trị bệnh tốt nhất tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Bệnh nhân không tự ý dùng thuốc, không nhỏ thuốc theo ý thích để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe mắt về lâu về dài.

Sàn Thuốc Sỉ khẳng định rằng một khi bệnh nhân bị chứng đau mắt đỏ thì cần điều trị gấp để tránh lây nhiễm. Không những vậy tránh gặp mặt người khác để lây nhiễm và “hơi nặng” khiến cho bệnh nhân khó lành bệnh. Khi có nhu cầu mua thuốc sử dụng thì bệnh nhân nên tới với Sàn Thuốc Sỉ để có thể chọn mua thuốc phù hợp với sức khỏe của mắt mình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *