Đau mắt đỏ giảm thị lực là một bệnh phổ biến. Bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào từ người lớn đến trẻ em. Bệnh xảy ra quanh năm và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cần có biện pháp phòng chống bệnh nếu không rất dễ lây lan thành dịch, nhất là vào thời điểm từ hè đến cuối thu.
Biểu hiện của bệnh đau mắt đỏ giảm thị lực
>> Trả lời câu hỏi: Đau mắt đỏ có lây không? Lây qua đường nào?
Khi bị đau mắt đỏ giảm thị lực có thể có các biểu hiện sau:
- Cộm mắt, ngứa mắt
- Đỏ mắt
- Giảm thị lực
- Đau nhức mắt
- Chói mắt
- Chảy nước mắt
- Mắt có gỉ
- Mi mắt bị sưng
- Có thể đi kèm các biển hiện khác không chỉ ở trên mắt như sốt nhẹ, nổi hạch sau tai, mệt mỏi, ho,…
Thông thường các biểu hiện của bệnh sẽ khỏi sau khoảng 7 đến 10 ngày. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ của bệnh, khả năng đáp ứng của cơ thể với thuốc, nguyên nhân gây bệnh, cách điều trị có đúng và phù hợp hay không.
Nguyên nhân gây đau mắt đỏ giảm thị lực
Bệnh có thể gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau và thường bùng phát vào mùa hè. Có thể kể đến một số nguyên nhân dưới đây:
Đau mắt đỏ giảm thị lực do virus, vi khuẩn
Đau mắt đỏ giảm thị lực do vi khuẩn, virus có thể còn kèm theo cả viêm giác mạc. Bệnh này có tên là viêm kết – giác mạc và gây ra ra giảm thị lực. Sau khi vi khuẩn gây viêm có thể gây ra sẹo trên giác mạc và làm giảm thị lực vĩnh viễn.
Đau mắt đỏ giảm thị lực do nguyên nhân dị ứng
Bệnh đau mắt đỏ giảm thị lực do nguyên nhân dị ứng thường bị cả 2 mắt. Bệnh được chia thành 2 loại là:
- Viêm kết mạc dị ứng mùa xuân: Bệnh thường xuất hiện ở bé trai từ 7 đến 15 tuổi. Thông thường bệnh sẽ kéo dài trong nhiều năm, thỉnh thoảng sẽ xuất hiện những đợt viêm cấp tính. Khi bị bệnh cần phải theo dõi và điều trị để không gặp phải các biến chứng như giảm hoặc mất thị lực
- Viêm kết mạc dị ứng do tiếp xúc: Bệnh có thể xuất hiện khi mắt tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như thuốc nhỏ mắt, các loại hóa chất, mỹ phẩm,…
Đau mắt đỏ giảm thị lực do tổn thương giác mạc
Khi bị các vật lạ bay vào mắt có thể gây ra tổn thương ở giác mạc. Trong trường hợp mắt bị vật lạ bay vào thì nên dùng nước để rửa sạch. Tuyệt đối không dụi mắt hay dùng các vật khác để lấy vật lạ ra khỏi mắt. Nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách có thể dẫn tới loét giác mạc, nhiễm nấm giác mạc, gây ra giảm hoặc mất thị lực.
Đau mắt đỏ giảm thị lực do viêm mắt thể mi hoặc màng bồ đào trước cấp tính
Khi người bệnh gặp phải trường hợp này sẽ bị đỏ một bên mắt, thị lực có thể bị giảm trong 1 đến 2 ngày đầu. Khi bệnh toàn phát thì các triệu chứng sẽ tiến triển nặng hơn, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra mất thị lực.
Đau mắt đỏ giảm thị lực do bệnh glocom
Khi bị bệnh glocom sẽ có các triệu chứng như nhìn mờ, mắt bị đau nhức dữ dội, đỏ mắt kèm theo đau nhức nửa đầu. Bệnh có thể làm giảm thị lực nghiêm trọng.
Cách điều trị đau mắt đỏ giảm thị lực
Khi bị đau mắt đỏ giảm thị lực bạn hãy đến bệnh viện chuyên khoa để được thăm khám. Bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân và kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng bệnh của bạn nhất. Không tự ý dùng thuốc hay áp dụng các phương pháp điều trị dân gian. Tránh làm bệnh trở nên nặng hơn.
Ngoài ra khi điều trị ở nhà nên thực hiện thêm các biện pháp sau:
- Chườm lạnh mắt để giảm bớt các triệu chứng khó chịu
- Không dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác
- Không dụi mắt, không đi bơi
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng
- Tự cách ly y tế tại nhà trong khoảng 1 tuần
- Vỏ gối cần được thay thường xuyên và giặt bằng nước nóng
Những thực phẩm nên và không nên ăn
>> Nguyên nhân đau mắt đỏ 1 bên và cách điều trị thích hợp nhất
Nếu biết ăn uống đúng cách sẽ giúp cho bệnh nhanh khỏi hơn, hạn chế được tình trạng giảm thị lực sau khi đau mắt đỏ:
Những thực phẩm nên ăn:
- Nhóm thực phẩm giàu vitamin A như bí ngô, khoai lang, cà chua, cá, gan động vật, sản phẩm từ sữa,…
- Nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin K như trứng, dưa chuột, rau xà lách, cà rốt, bông cải xanh
- Những thực phẩm có nhiều vitamin C: dâu tây, đu đủ, kiwi, ớt chuông, xoài,…
- Thực phẩm có nhiều vitamin B: trứng, cá hồi, nấm, các loại đậu, thịt gà,…
Những thực phẩm không nên ăn:
- Những thực phẩm có mùi tanh như ốc, cá mè, cua,…
- Những thực phẩm có tính nóng như thịt dê, tỏi, ớt,…
- Các loại thực phẩm như rau muống, mỡ động vật,…
- Không sử dụng các chất kích thích như cà phê, bia rượu, đồ uống có ga
Trên đây là các thông tin về bệnh đau mắt đỏ giảm thị lực. Mọi người hãy phòng tránh khi có thể, nếu không may mắc bệnh hãy điều trị kịp thời để tránh bị giảm thị lực sau khi bị đau mắt đỏ nhé.