Cách nhận biết và chữa trị đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh hiệu quả

đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh là độ tuổi dễ dính nhiều bệnh lý về hệ miễn dịch hiện nay. Trong đó bệnh đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh rất dễ gặp, ảnh hưởng không nhỏ tới tầm nhìn của trẻ. Nhận biết hiện tượng này thế nào và cách chữa bệnh đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh ra sao hiệu quả nhất?

Nguyên nhân gây đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh

Hiện tượng đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh gây ra do vi khuẩn Chlamydia Trachomatis. Bên cạnh đó bệnh còn do lậu mủ cùng rất nhiều yếu tố khác tác động gây lây nhiễm cho bệnh nhân.

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh đau mắt đỏ ở trẻ nhỏ mà người bệnh nên quan tâm. Đặc biệt nguyên nhân xuất phát từ nước ối của mẹ gây nên hiện tượng đau mắt khó chịu và ảnh hưởng tới tầm nhìn của bé về sau. Một số nguyên nhân dẫn tới hiện tượng đau mắt đỏ này bao gồm:

  • Do Chlamydia bởi nhiễm trùng từ trong nước ối hoặc nhiễm trùng khi mẹ sinh con. Lúc này trẻ sẽ bị đỏ mắt, sưng mí, chảy mủ và có thể lây nhiễm những bộ phận khác như phổi, vòm họng bị viêm nhiễm…
  • Do kích ứng với thuốc
  • Do bệnh lậu mủ
  • Do các nguyên nhân khác như virus, vi khuẩn gây bệnh sống trong âm đạo, virus gây mụn rộp sinh dục…

Nguyên nhân gây đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh

Những dấu hiệu đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh

Bé bị đau mắt đỏ thường xuất hiện rất nhiều triệu chứng khác nhau. Những triệu chứng thường gặp của bệnh nhi bị chứng bệnh này là:

  • Mắt đỏ, phần lòng trắng chuyển sang màu đỏ hoặc màu hồng.
  • Mắt sưng lên kéo theo vùng sưng ở mắt rất khó chịu, bệnh nhi rất khó mở mắt.
  • Mắt có chất nhầy màu vàng, màu trắng hoặc màu xanh rất khó chịu, khó mở mắt như bình thường.
  • Xuất hiện những triệu chứng khác ở mắt như khó nhìn, hoặc một số triệu chứng khó chịu như sốt, mệt mỏi hay ăn uống kém…

Nên chữa trị bệnh đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh như thế nào hiệu quả?

Từ những cách nhận biết đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh như trên, phụ huynh nên làm gì để chữa trị tình trạng đau mắt đỏ này? Tốt nhất phụ huynh vẫn nên đưa con tới các chuyên gia, bác sĩ để được điều trị thích hợp nhất.

Đặc biệt phụ huynh không được chủ quan mà dùng sữa mẹ hay bất cứ dung dịch nhỏ mắt nào cho trẻ sơ sinh. Bởi trẻ rất nhạy cảm, nếu không dùng đúng thuốc và chăm sóc cẩn thận rất dễ dẫn tới mù lòa, ảnh hưởng tới khả năng nhìn của bé rất cao.

Nên chữa trị bệnh đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh như thế nào hiệu quả?

Khi đi khám tình trạng đau mắt đỏ, bệnh nhi sẽ được bác sĩ kê thuốc kháng sinh sử dụng. Với những trường hợp bệnh nhẹ thì bác sĩ sẽ dùng thuốc mỡ tra mắt, thuốc nhỏ mắt. Hoặc với những trường hợp nặng hơn, bác sĩ sẽ tiến hành dùng kháng sinh, tiêm qua đường tĩnh mạch hoặc thuốc dùng qua đường uống.

  • Với bệnh đau mắt đỏ do lậu cầu: Cần dùng thuốc nhỏ mắt một cách tích cực hoặc dùng thêm thuốc tiêm kháng sinh tĩnh mạch.
  • Đau mắt đỏ do Chlamydia: bệnh nhi sử dụng thuốc kháng sinh dạng uống để điều trị vi khuẩn trong mũi hầu của trẻ sơ sinh.
  • Đau mắt đỏ do dị ứng thuốc: cần ngưng thuốc, đổi thuốc, sử dụng thuốc dưỡng bảo vệ nhãn cầu là điều cần thiết.
  • Đau mắt đỏ do vi khuẩn, virus khác: nên dùng kháng sinh phù hợp dạng thuốc nhỏ hoặc thuốc mỡ để điều trị.

Đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh dùng thuốc gì?

Khi xuất hiện những triệu chứng đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh thì bệnh nhân cần đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế uy tín để điều trị chứng bệnh này. Các bác sĩ sẽ thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh đúng phác đồ nhất có thể. Một số loại thuốc mà bác sĩ khuyên bệnh nhi nên dùng khi đau mắt đỏ bao gồm:

  • Thuốc trị viêm kết mạc mắt không kê đơn: natri clorid 0,9% với công dụng làm sạch mắt; sử dụng thêm vitamin A và vitamin D có lợi cho sức đề kháng của trẻ. Nếu dùng thuốc 20 ngày chưa đỡ tình trạng bệnh này thì cần dùng thêm thuốc nhỏ mắt chứa chondroitin và vitamin B.
  • Thuốc điều trị có kê đơn
  • Thuốc nhỏ mắt kháng sinh: như một số loại thuốc Moxifloxacin, Tobramycin, Neomycin, Ofloxacin, Cloramphenicol,…
  • Thuốc nhỏ mắt chứa corticoid: như một số loại thuốc Prednisolon, Fluoromethason, Dexamethason, Hydrocortison,…

Khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ, phụ huynh cần hết sức lưu ý cẩn thận. Bởi việc chăm sóc trẻ sơ sinh đau mắt đỏ rất dễ lây lan, thậm chí điều trị dài ngày và bé sẽ quấy khóc rất khó chịu.

Khi trẻ bị đau mắt đỏ như vậy, phụ huynh cần phải nhỏ mắt cho trẻ bằng NaCl 0,9% hay còn gọi là nước muối sinh lý khoảng 5 - 7 lần/ngày. Không dùng nước muối sinh lý này cho những người khác trong nhà bởi có thể lây lan gây bệnh đau mắt nhỏ cho cả nhà.

Đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh dùng thuốc gì?

Tốt nhất nên dùng gạc vô khuẩn để vệ sinh mắt cho bé. Vệ sinh mắt cho bé thường xuyên, ít nhất 3 lần/ngày để đảm bảo bệnh không trở nặng. Đồng thời giảm thiểu các triệu chứng đau mắt đỏ ở trẻ một cách tốt nhất.

Sàn Thuốc Sỉ cung cấp đầy đủ những loại thuốc điều trị tình trạng đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh tốt nhất hiện nay. Khi có nhu cầu sử dụng thuốc này bệnh nhân nên liên hệ tới đơn vị chúng tôi để được tư vấn dùng thuốc và mua thuốc hợp lý nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *