Cúm A là bệnh giao mùa thường gặp hàng năm, rất dễ lây lan và gây ra những biến chứng suy đa tạng, ảnh hưởng tới tính mạng con người. Tuy nhiên với những trường hợp nhẹ thì việc điều trị cúm A tại nhà vẫn được các bác sĩ hướng dẫn và loại bỏ bệnh đúng cách nhất.
Tuân thủ biện pháp cách ly để tránh lây bệnh
Một trong những nguyên tắc điều trị cúm A tại nhà chính là cách ly để tránh lây nhiễm chéo cho nhau. Khi xuất hiện những dấu hiệu, triệu chứng của bệnh cúm A thì người bệnh cần tiến hành cách ly, đề phòng lây nhiễm bệnh cho người khác.
Tốt nhất người bệnh nên sinh hoạt tại một phòng riêng cho tới khi triệu chứng cảm lạnh kết thúc. Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người bị bệnh cảm lạnh để tránh nhiễm bệnh. Tốt nhất không tiếp xúc với những người có nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh cao.
Nên điều trị cúm A như thế nào hiệu quả nhất?
Đối với những trường hợp bị cúm A nặng thì bệnh nhân được đưa tới cơ sở y tế điều trị bệnh kịp thời. Còn với những bệnh nhân bị cúm A nhẹ thì bệnh nhân sẽ được bác sĩ hướng dẫn và tư vấn phác đồ điều trị cúm A tại nhà phù hợp nhất.
Điều trị cúm A tại nhà đối với người lớn
Với người lớn, việc điều trị tại nhà cúm A không mấy khó khăn. Người bệnh nên chú ý:
- Uống nhiều nước để tránh mất nước, nôn mửa, sốt, tiêu chảy. Hãy bổ sung nước lọc, nước ép rau củ, nước ép trái cây, nước điện giải…
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ bằng các loại thức ăn dạng lỏng như cháo, soup, các món luộc, hấp, không nên ăn đồ chiên xào, nhiều mỡ.
- Tốt nhất hãy nghỉ ngơi thật khỏe mạnh, thư giãn nhằm tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể một cách tốt nhất. Nên ngủ đủ giấc, tốt nhất nên ngủ 8 tiếng tiếng đầy đủ mỗi ngày.
- Một chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt đầy đủ, không gian thoáng đãng, sử dụng thêm máy tạo ẩm cho không khí trong nhà dễ chịu nhất là điều cần thiết với bệnh nhân bị cảm lạnh.
- Bệnh nhân có thể xông hơi để giúp đường thở của bạn được thông thoáng, loại bỏ đờm.
- Chăm sóc sức khỏe bằng cách dùng túi chườm trán, mũi để giúp giảm đau đầu, thư giãn đầu óc.
- Thường xuyên súc miệng với nước muối và vệ sinh mũi bằng dụng cụ vệ sinh, nước muối sinh lý tránh nhiễm trùng xoang.
- Chỉ dùng hạ sốt khi bị sốt trên 39 độ C, dùng thuốc kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ.
- Đặc biệt bệnh nhân cần tới bác sĩ điều trị khi cảm thấy quá mệt mỏi, khó thở, đau tức ngực, xuất hiện hiện tượng mất nước, khó chịu, bồn chồn, nôn hoặc ăn uống kém.
>> Biểu hiện cúm A ở trẻ? Cách điều trị và phòng ngừa cúm A ở trẻ
Điều trị cúm A tại nhà đối với phụ nữ có thai
Một trong những đối tượng dễ bị cúm A nhất khi giao mùa chính là phụ nữ mang thai. Để điều trị cúm A cho bà bầu cần cẩn trọng hết sức có thể để tránh những biến chứng nghiêm trọng cho mẹ bầu và thai nhi.
Điều cấm kỵ nhất với phụ nữ mang thai khi bị cúm A chính là không dùng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Virus gây cúm A có thể gây triệu chứng nghiêm trọng hơn so với những đối tượng khác cho nên cần cẩn thận hết sức.
Việc điều trị cúm A tại nhà cho phụ nữ đang mang thai cũng tương tự như điều trị cho người lớn. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai nên liên hệ tới cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc đúng cách khi xuất hiện những triệu chứng như: Mệt nhiều hoặc khó thở, đau tức ngực nặng, có dấu hiệu mất nước, khó chịu, bồn chồn,nôn nhiều, ăn uống kém, đau bụng, ra máu âm đạo…
>> Các phương pháp xét nghiệm cúm A và địa chỉ xét nghiệm uy tín
Điều trị cúm A tại nhà đối với trẻ nhỏ
Đối với trẻ nhỏ, thì việc chăm sóc và điều trị cúm a cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ tại nhà cần hết sức cẩn thận. Phụ huynh nên lưu ý như sau:
- Bổ sung đủ nước cho cơ thể bé, uống thêm nước trái cây, các loại cáo, soup cho trẻ.
- Nếu bé đang bú sữa mẹ thì nên cho bé bú nhiều hơn.
- 0Nên chia nhỏ các bữa ăn để trẻ có thể dễ ăn hơn.
- Kiểm tra xem bé có bị mất nước hay không bằng cách kiểm saots lượng nước tiểu và số lần đi tiểu của trẻ.
- Cải thiện chứng chứng nghẹt mũi của trẻ bằng việc rửa mũi thường xuyên với nước muối sinh lý.
- Nên tắm cho trẻ bằng nước ấm.
- Tốt nhất nên cho bé sinh hoạt trong không gian thoáng đãng, tránh gió lùa.
- Đặc biệt nên mặc cho trẻ những bộ đồ rộng rãi, thấm hút tốt.
- Đối với những trẻ bị sốt trên 38,5 độ C thì cần dùng thuốc Hạ sốt có chứa thành phần Paracetamol theo chỉ định của bác sĩ.
- Nếu ho bình thường thì sau khoảng 2 tuần sẽ tự khỏi, còn nếu ho do bị cảm lạnh thì cần điều trị bằng thuốc ho hoặc thuốc trị cảm cúm để tránh ho kéo dài gây khó chịu cho trẻ sơ sinh.
- Khi xuất hiện những dấu hiệu cúm A nặng thì bệnh nhân cần đưa trẻ tới cơ sở y tế điều trị kịp thời như: sốt cao, co giật, quá mệt mỏi, hay cáu kỉnh, quấy khóc, không chịu ăn, sốt kéo dài hơn 3 ngày, bất thường về hô hấp, dù cắt sốt nhưng có biểu hiện không tỉnh táo, trẻ không đi tiểu trong 8 tiếng liên tục…
Hy vọng với những cách điều trị cúm A tại nhà mà Sàn Thuốc Sỉ đã hướng dẫn trên mọi người sẽ có phương án chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân cúm A tốt nhất. Liên hệ tới Sàn Thuốc Sỉ để được tư vấn các loại thuốc phù hợp với sức khỏe bệnh nhân.