Khi em bé bị cảm lạnh thì nên chăm sóc như thế nào?

trẻ bị cảm lạnh

Em bé bị cảm lạnh là một trong những vấn đề đáng quan ngại nhất khi chăm sóc con nhỏ. Cảm lạnh sẽ khiến cho em bé cảm thấy rất khó chịu, bứt rứt trong người và khả năng học tập, lao động thậm chí ăn uống cũng khó khăn. Vậy nên chăm sóc em bé đang bị cảm lạnh như thế nào?

Hiện tượng cảm lạnh là gì?

Cảm lạnh là hiện tượng do virus gây nên, ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh thông qua đường hô hấp. Thủ phạm gây nên hiện tượng cảm lạnh chính là chủng virus rhinovirus.

Đặc biệt khi em bé bị cảm lạnh việc sử dụng thuốc kháng sinh gần như không có tác dụng tốt đối với trẻ. Cảm lạnh không thể điều trị bằng phương pháp kháng sinh như các loại bệnh khác.

Đối với những trẻ nhỏ có sức khỏe tốt, hệ miễn dịch cao thì việc bị cảm lạnh không có vấn đề gì. Nhưng với những trẻ nhỏ, bé 3 tháng, 4 tháng, 5 tháng bị cảm lạnh, bé 1 tuổi cảm lạnh… thì cần phải xem xét.

Bởi với độ tuổi này, trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ dưới 1 tuổi hoàn toàn có thể bị suy giảm miễn dịch. Bị cảm lạnh sẽ diễn ra từ 7-10 ngày là khỏi bệnh nhưng với những trẻ có hệ miễn dịch kém hoàn toàn có thể kéo dài thời gian điều trị bệnh hơn.

Hiện tượng cảm lạnh là gì?

>> Tổng hợp 5 cách chữa cảm lạnh ra mồ hôi hiệu quả nhất

Biểu hiện của trẻ khi bị cảm lạnh

Bé nhà bạn bị cảm lạnh sẽ cảm thấy cơ thể thật yếu đuối, mệt mỏi, không khỏe mạnh. Lúc này biểu hiện của cơ thể bé sẽ là: đau họng, sổ mũi, ho. Chất nhầy tích tụ trong họng dẫn tới hiện tượng bệnh nhân bị ho khó chịu, có thêm nước mũi và đau họng.

Một khi cảm lạnh nặng hơn, trẻ sẽ có các triệu chứng rõ rệt như:

  • Chảy nước mắt
  • Hắt xì
  • Cảm giác mệt mỏi
  • Sốt (có thể gặp)
  • Đau họng
  • Ho

Lúc này bệnh nhân nên chú ý rằng hiện tượng cảm lạnh hoàn toàn có thể ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của xoang, phế quản, họng, tai của bé. Hiện tượng cảm lạnh khiến cho bé cảm thấy khó chịu, đôi khi nôn mửa và có thể bị tiêu chảy. Một khi chất nhầy cô đặc trong mũi thì bé sẽ thấy dễ chịu hơn.

Khi xuất hiện những biểu hiện bệnh cảm lạnh nặng hoặc có những dấu hiệu bất thường ở trẻ, mẹ nên đưa bé tới khám bác sĩ ngay. Cụ thể:

  • Trẻ nôn dữ dội, nôn thường xuyên và liên tục, có thể nôn ra dịch mật, máu.
  • Trẻ không thể ăn uống hay bú mẹ.
  • Trẻ nôn nhiều kèm sốt cao trên 38,5 độ C.
  • Trẻ bị nôn kèm biểu hiện mất nước: môi khô, mắt trũng, khát nước, da khô
  • Bé xuất hiện một số tình trạng khác như co giật, li bì khó đánh thức, thở nhanh…

Biểu hiện của trẻ khi bị cảm lạnh

>> 5 cách chữa cảm lạnh sau sinh cho chị em phụ nữ

Khi em bé bị cảm lạnh thì nên chăm sóc như thế nào?

Khi em bé bị cảm lạnh thì việc cần làm đầu tiên là phụ huynh cần xác định bệnh cho bé, đưa bé tới bác sĩ để khám và điều trị sớm nhất. Các cách chăm sóc khi biết bé bị cảm lạnh bao gồm:

Bù nước và điện giải cho trẻ

Một cách tốt nhất để giảm các triệu chứng cảm lạnh cho trẻ nhỏ chính là bù nước và điện giải cho bé. Khi bị nôn bé sẽ mất đi một lượng nước và thức ăn đáng kể. Cho nên cho bé uống thêm nước, dung dịch oresol là cách để bù nước, điện giải tốt nhất cho bé.

Tốt nhất mẹ nên cho trẻ uống từng ít một, vì uống nhiều cũng dễ gây nôn nhiều hơn cho trẻ. Đồng thời tuân thủ việc dùng nước điện giải cho bé để tránh ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.

Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý

Bên cạnh đó mẹ cũng cần tiến hành vệ sinh mũi của bé bằng nước muối sinh lý. Một khi bị cảm lạnh lượng nước mũi và chất dịch nhầy trong mũi nhiều hơn. Mẹ cần vệ sinh sạch sẽ cho bé để việc hấp thụ oxy xuống phổi trở nên dễ dàng hơn, trẻ sẽ không bị khó thở

Vệ sinh miệng và họng bằng nước muối sinh lý

Ngoài ra mẹ cũng nên biết cách vệ sinh miệng và họng cho bé nhà mình bằng nước muối sinh lý. Đây là cách để bé có thể làm dịu những cơn đau rát họng và kháng viêm hiệu quả.

Cho bé nghỉ ngơi hợp lý

Nếu bé đi học hay vận động nhiều thì mẹ nên khuyên bé nghỉ ngơi, hạn chế đi lại nhiều. Một khi tâm lý thư giãn sẽ hạn chế nôn và giảm kích thích của cơ thể tránh việc nôn.

Khi em bé bị cảm lạnh thì nên chăm sóc như thế nào?

>> Top 5 cách đánh cảm lạnh bằng phương pháp tự nhiên đơn giản

Sử dụng tinh dầu cho không gian của bé

Đối với việc cảm lạnh, các chuyên gia khuyên rằng mẹ nên xông tinh dầu cho bé. Dùng một chút tinh dầu vào lòng bàn chân, thái dương hoặc tắm với nước ấm, xông phòng bằng tinh dầu cũng có tác dụng tốt đối với sức khỏe.

Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ bị cảm lạnh

Ngoài ra mẹ nên chuẩn bị cho bé một chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng thêm thức ăn mềm, lỏng như cháo, soup để bé bổ sung dinh dưỡng nhiều hơn. Đồng thời còn có thể bù lại phần dịch đã bị mất khi sốt hoặc chảy nước mũi

Tuy nhiên không cho bé uống cà phê, các chất kích thích mà thay vào đó là bổ sung các loại hoa quả, nước trái cây giàu vitamin C. Hạn chế cho trẻ ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, các chất kích thích, nhiều đường và muối… để đạt hiệu quả trị cảm lạnh tốt nhất.

>> Giải đáp: Mẹ bị cảm lạnh có cho con bú được không?

Những thông tin chăm sóc em bé bị cảm lạnh như trên đã giúp cho phụ huynh hiểu hơn về phương án loại bỏ hiện tượng này cho trẻ nhỏ nhà bạn. Nếu có bất cứ chia sẻ nào xin hãy để lại bình luận chúng tôi sẽ tư vấn cho quý phụ huynh sớm nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *