Khi trẻ sơ sinh bị cảm lạnh nên làm gì?

trẻ sơ sinh bị cảm lạnh

Trẻ sơ sinh thường non nớt, hệ miễn dịch chưa phát triển toàn diện. Vì vậy trẻ rất dễ có nguy cơ mắc phải cảm lạnh. Những lúc như thế bố mẹ nên chăm sóc trẻ như thế nào để nhanh khỏi? Có nên đưa trẻ sơ sinh đi bệnh viện không? Cùng tìm hiểu ngay khi trẻ sơ sinh bị cảm lạnh nên làm gì trong bài viết sau đây nhé!

Tổng quan về cảm lạnh ở trẻ sơ sinh

Tổng quan về cảm lạnh ở trẻ sơ sinh

Cảm lạnh là một bệnh thường gặp ở cả người lớn và trẻ sơ sinh. Bệnh cảm lạnh liên quan đến đường hô trên gồm mũi và họng. Bệnh cảm lạnh thường không quá nguy hiểm, nếu không dùng thuốc thì sẽ tự khỏi sau 7 ngày.

Nhưng khi trẻ sơ sinh bị mắc bệnh sẽ khiến trẻ bị mệt mỏi, quấy khóc,.... Vì trẻ sơ sinh non nớt nếu không được chăm sóc cẩn thận sẽ dẫn đến những biến chứng như viêm thanh khí phế quản cấp hoặc viêm phổi. 

Bố mẹ đừng quá lo lắng khi trẻ sơ sinh bị cảm lạnh, bởi hiện qua có hơn 200 loại virus có thể gây ra cảm lạnh nhưng phần lớn các loại virus này có tác dụng giúp trẻ sơ sinh cải thiện và tăng cường sức đề kháng. Thông thường đối với trẻ sơ sinh sẽ có khoảng 8 đến 10 đợt bị cảm lạnh trong một năm vào hai năm đầu đời. Sau đó khi trẻ lớn dần thì tần suất bị bệnh cũng sẽ giảm dần. 

Trẻ bị cảm lạnh phải làm sao?

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị cảm lạnh

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị cảm lạnh

Bố mẹ có thể nhận biết trẻ sơ sinh đang bị cảm lạnh nếu có xuất hiện các dấu hiệu sau:

  • Chảy nước mũi. Đây là triệu chứng đầu tiên khi trẻ bị cảm lạnh. Lúc đầu nước mũi sẽ loãng và có màu trong nhưng những ngày sau thì sẽ chuyển sang dạng đặc hơn và có màu vàng xanh.  Tuy nhiên đây không phải là dấu hiệu trẻ đang bị ốm nặng hơn. 
  • Triệu chứng tiếp theo là ho. Đặc biệt trẻ sẽ ho nhiều vào buổi tối. 
  • Trẻ bị hắt xì hơi
  • Không chịu bú
  • Trẻ dễ quấy khóc, mệt mỏi, khó chịu
  • Ngủ không ngon giấc
  • Có thể bị sốt

Bà bầu bị cảm lạnh nên làm gì để không ảnh hưởng đến thai nhi?

Nguyên nhân em bé sơ sinh bị cảm lạnh

Nguyên nhân em bé sơ sinh bị cảm lạnh

Có nhiều nguyên nhân gây ra cảm lạnh ở trẻ sơ sinh như:

  • Bé tiếp xúc với người bị cảm lạnh
  • Bé ở trong không gian có virus gây bệnh
  • Dị ứng thời tiết hoặc môi trường 
  • Khi trẻ sơ sinh ở ngoài trời lạnh, gió to quá lâu

Biến chứng của bệnh cảm lạnh đối với trẻ sơ sinh

Biến chứng của bệnh cảm lạnh đối với trẻ sơ sinh

Như đã nói ở trên bệnh cảm lạnh tuy không nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị, chăm sóc đúng cách sẽ gây biến chứng nguy hiểm cho trẻ sơ sinh:

  • Viêm tai giữa cấp tính: Đây là biến chứng thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh khi bị cảm lạnh.
  • Viêm họng: Khi bị cảm lạnh trẻ sơ sinh sẽ dễ bị viêm họng với các triệu chứng như ho, đau rát họng và sốt cao
  • Lên cơn hen suyễn: Với những trẻ bị hen suyễn bẩm sinh, cảm lạnh sẽ rất dễ làm trẻ bị tái phát cơn hen. 
  • Viêm phổi: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất đối với trẻ sơ sinh khi bị mắc cảm lạnh. Khi các triệu chứng ớn lạnh, sốt, đổ mồ hôi trở nặng sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng viêm phổi.    

Làm gì khi trẻ sơ sinh bị cảm lạnh?

Làm gì khi trẻ sơ sinh bị cảm lạnh?

  • Với những trẻ sơ sinh ở độ tuổi từ 2 đến 3 tháng khi bị cảm lạnh thì nên nhanh chóng đưa bé đến bác sĩ để được điều trị kịp thời. 
  • Với những trẻ sơ sinh lớn hơn nếu sốt trên 39 độ C thì cũng cần đưa ngay đến bệnh viện để tránh trường hợp bị co giật.
  • Ngoài ra nếu có xuất hiện các triệu chứng sau thì cũng nên đưa trẻ đến bệnh viện: Sốt kéo dài hơn 2 ngày, xuất hiện các nốt ban đỏ trên da, các triệu chứng của bệnh ngày càng nặng, không có dấu hiệu thuyên giảm 
  • Các mẹ cần cho trẻ uống nhiều sữa bao gồm cả sữa mẹ và sữa công thức để giúp trẻ có nhiều năng lượng hơn đồng thời hạn chế mất nước. Nên chia thành nhiều bữa nhỏ. 
  • Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, chườm khăn ấm cho trẻ để giảm sốt. 
  • Kê đầu bé cao hơn một chút để giúp trẻ dễ thở hơn.
  • Nên rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý, có thể hút mũi cho trẻ. Khi hút mũi nên dùng dụng cụ chuyên dụng, không hút bằng miệng. 
  • Sử dụng máy tạo ẩm hoặc để khăn ẩm trong phòng của trẻ để nâng cao độ ẩm của không khí.
  • Không cho trẻ sơ sinh uống thuốc Aspirin
  • Không nên tự ý cho trẻ sơ sinh dùng thuốc kháng sinh vì thuốc kháng sinh không có tác dụng diệt virus. Mà cảm lạnh như đã nói ở trên là một bệnh do virus gây ra. 
  • Những trẻ dưới 2 tuổi không nên dùng thuốc giảm ho.
  • Khi trẻ ngủ không được để trẻ nằm sấp
  • Vẫn có thể tắm cho trẻ nhưng nên tắm bằng nước ấm trong phòng kín. 

Cách phòng cảm lạnh cho trẻ sơ sinh

Cách phòng cảm lạnh cho trẻ sơ sinh

Để giúp trẻ sơ sinh tránh bị cảm lạnh, bố mẹ nên lưu ý một vài điều sau:

  • Khi trẻ được bú sữa mẹ thì sẽ có sức đề kháng cao hơn
  • Không cho bé tiếp xúc với với người đang bị cảm lạnh
  • Hạn chế đến những nơi tập trung đông người. 
  • Rửa tay và đồ chơi của bé thường xuyên

Với những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp, hy vọng bố mẹ đã biết được những dấu hiệu khi trẻ sơ sinh bị cảm lạnh. Đồng thời biết cách phòng bệnh và chăm sóc khi trẻ không may mắc cảm lạnh. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *