Nên tiêm vắc xin cúm của nước nào để có hiệu quả tốt nhất?

nên tiêm vắc xin cúm của nước nào

Cúm là một căn bệnh phổ biến mà hầu hết chúng ta đều mắc phải. Bệnh cúm tuy phổ biến và có nhiều loại thuốc để chữa các triệu chứng. Tuy nhiên có nhiều trường hợp bị cúm nặng dẫn đến tử vong. Vì vậy để bảo vệ bản thân trước cúm thì biện pháp hiệu quả nhất chính là tiêm vắc xin.

Ngày nay có nhiều loại vắc xin được sản xuất bởi nhiều quốc gia khác nhau. Vậy loại vắc xin nào mới tốt, nên tiêm vắc xin cúm của nước nào để phòng bệnh hiệu quả nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Những loại vắc xin cúm phổ biến hiện nay

Những loại vắc xin cúm phổ biến hiện nay

>> Vacxin cảm lạnh, cảm cúm giá bao nhiêu, lịch tiêm chủng

Hiện nay Việt Nam đã cấp phép sử dụng cho nhiều loại vắc xin cúm của nhiều nước khác nhau. Dưới đây là các loại vắc xin phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay:

  • Vacxin cúm Việt Nam Ivacflu S. Loại vắc xin này sẽ phòng được 3 chủng cúm gồm 1 chủng cúm B (Yamagata/ Victoria) và 2 chủng cúm A (H1N1 và H3N2).
  • Vắc xin cúm của Pháp Vaxigrip Tetra. Loại vắc xin này giúp phòng tránh được 4 chủng cúm gồm 2 chủng cúm B (Yamagata, Victoria) và 2 chủng cúm A (H1N1, H3N2).
  • Vắc xin cúm của Hà Lan Influvac Tetra. Loại vắc xin này cũng có tác dụng phòng cúm tương tự như vắc xin của Pháp.
  • Vắc xin cúm của Hàn Quốc CG Flu, vắc xin này cũng giúp phòng 4 chủng cúm là H1N1, H3N2, Yamagata và Victoria

Nên tiêm vacxin cúm của nước nào tốt nhất?

Vacxin cúm của nước nào tốt nhất?

>> Những điều cần biết về virus cúm Influenza

Đứng trước nhiều loại vắc xin cúm như vậy nên nhiều người không biết nên lựa chọn vacxin cúm của nước nào tốt nhất. Theo CDC Hoa Kỳ thì mọi người có thể tiêm bất cứ loại vắc xin nào đã được cấp phép. Không có loại vắc xin nào là tốt hơn những loại khác.

Để phòng bệnh hiệu quả không phải là lựa chọn loại vắc xin nào mà thực tế là cần tiêm vắc xin định kỳ theo lịch để trong cơ thể luôn có kháng thể để phòng cúm:

  • Bảo vệ được hệ miễn dịch
  • Giảm nguy cơ bị mắc cúm cũng như lây nhiễm cúm cho người khác
  • Giảm tỉ lệ nhập viện, tử vong do cúm gây ra. Đặc biệt ở là trẻ em.

Nên tiêm vắc xin cúm vào thời điểm nào trong năm?

Nên tiêm vắc xin cúm vào thời điểm nào trong năm?

Bệnh cúm thường xuất hiện quanh năm. Nhưng thời điểm nhiều người mắc cúm nhất là vào mùa đông và mùa xuân. Chính vì vậy chúng ta cần tiêm vắc xin phòng cúm trước thời điểm này từ 2 đến 4 tuần. Bởi khi vắc xin đi vào cơ thể sẽ mất khoảng 2 tuần để tạo ra đủ kháng thể giúp bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên không nên tiêm phòng quá sớm trước thời điểm trên. Bởi vì nếu tiêm sớm sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ cơ thể khi vào đợt cao điểm của mùa cúm. Vắc xin cúm sẽ cần được tiêm nhắc lại mỗi năm

>> Những thông tin bạn cần biết trước khi sử dụng vaccine cúm Influvac

Những lưu ý khi tiêm vắc xin cúm?

Những lưu ý khi tiêm vắc xin cúm?

Trước và sau khi tiêm vắc xin cúm, bạn nên lưu ý một số điểm sau:

Những người nên tiêm vắc xin cúm:

  • Trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc có ý định mang thai
  • Những người trên 50 tuổi
  • Người mắc các bệnh lý nền như bệnh tim mạch, thận mãn tính, phổi, hen suyễn, tiểu đường
  • Người bị nhiễm HIV
  • Người đã được ghép tạng
  • Trẻ từ 6 tháng đến 18 tuổi đã dùng aspirin dài ngày
  • Những người có nguy cơ mắc cúm cao như nhân viên y tế, người sống cùng với người mắc cúm,…

Những người không nên tiêm vắc xin cúm

Dù vắc xin cúm rất tốt và được khuyến cáo sử dụng. Nhưng có một số đối tượng không được tiêm loại vắc xin này. Đó là những đối tượng sau:

  • Trẻ em dưới 6 tháng tuổi
  • Người bị dị ứng với một trong các thành phần có trong vắc xin cúm
  • Người có tiền sử GBS

Những tác dụng phụ có thể gặp phải khi tiêm vắc xin cúm

Phản ứng phụ thường gặp:

  • Phản ứng tại chỗ gồm có sưng, ban đỏ, bầm máu, bị căng cứng
  • Phản ứng toàn thân: khó chịu, sốt, mệt mỏi, run rẩy, đổ mồ hôi, đau đầu, đau cơ, đau khớp

Những phản ứng này thường có mức độ từ nhẹ đến trung bình. Sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Chúng sẽ tự khỏi trong 1 đến 2 ngày.

Tác dụng phụ hiếm gặp:

  • Sốt cao trên 39 độ
  • Sốt kéo dài
  • Lừ đừ
  • Cơ thể co giật
  • Khó thở
  • Tím tái

Những tác dụng phụ này rất hiếm gặp, chúng chỉ chiếm một tỉ lệ vô cùng nhỏ.

Sau khi tiêm ngoài việc phải theo dõi tại địa điểm tiêm tối thiểu 30 phút thì khi về nhà cũng cần phải theo dõi cẩn thận. Nếu cảm thấy cơ thể cảm thấy bất thường thì cần đến cơ sở y tế để được kiểm tra và xử lý kịp thời.

Như tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo, theo số liệu năm 2016 cúm là một bệnh lý thuộc top 5 nguyên nhân gây ra tử vong ở mọi đối tượng. Vì vậy khi bạn có đủ điều kiện và nhất là nằm trong nhóm đối tượng được khuyến cáo nên tiêm vắc xin cúm thì hãy tiêm bất cứ loại vắc xin nào đã được cấp phép đều được. Không cần đắn đo nên tiêm vắc xin cúm của nước nào. Bởi chúng đều giúp bạn phòng cúm, không có loại nào tốt hơn loại nào.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *