Cảm lạnh là một bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Tuy bệnh không mấy nguy hiểm nhưng nếu không được chăm sóc đúng cách thì có thể gây ra biến chứng cho trẻ. Vậy khi trẻ bị cảm lạnh bố mẹ nên làm gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nha.
Cảm lạnh là gì?
Cảm lạnh có thể bị gây ra bởi hơn 200 loại virus khác nhau. Vì bệnh gây ra bởi virus nên không thể sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh. Trẻ bị cảm lạnh có thể thể tự khỏi sau 4 đến 10 ngày.
Thông thường với trẻ dưới 3 tuổi mỗi năm có thể bị cảm lạnh từ 8 đến 10 lần. Với trẻ từ 3 đến 5 tuổi có thể bị cảm lạnh khoảng 12 lần mỗi năm. Khi trẻ lớn hơn thì sẽ bị cảm lạnh ít hơn, từ 2 đến 4 lần mỗi năm.
Trong năm vào thời điểm từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau sẽ là thời điểm trẻ hay bị cảm lạnh. Vì lúc này thời tiết sẽ lạnh hơn.
Những dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh?
Những dấu hiệu đầu tiên khi trẻ bị cảm lạnh là trẻ bị đau họng, ho, sổ mũi. Lúc đầu họng bị đau là bởi vì chất nhầy tích tụ. Tiếp theo là đau họng giảm đi, nước mũi hình thành và dịch sẽ chảy từ mũi xuống họng.
Khi bệnh nặng hơn trẻ sẽ có các triệu chứng như:
- Chảy nước mắt
- Chảy nước mũi
- Nôn trớ
- Chán ăn
- Quấy khóc
- Đau họng
- Ho
- Hắt xì
- Sốt
- Có thể xuất hiện hạch ở sau đầu hoặc cổ
Nguyên nhân trẻ bị cảm lạnh
Có nhiều nguyên nhân có thể khiến trẻ bị cảm lạnh như:
- Trẻ vô tình hít phải virus gây bệnh cảm lạnh
- Khi thời tiết thay đổi, trở nên hanh khô hơn sẽ tạo điều kiện cho virus gây cảm lạnh phát triển và xâm nhập gây bệnh cho trẻ.
- Trẻ tiếp xúc với người đang bị cảm lạnh
- Trẻ thường xuyên hít phải khói thuốc lá khiến hệ miễn dịch suy giảm hoặc những trẻ bị dị ứng thời tiết sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Bà bầu bị cảm lạnh nên làm gì để không ảnh hưởng đến thai nhi?
Những biến chứng có thể gặp khi trẻ bị cảm lạnh
Nếu không được chăm sóc đúng cách, trẻ bị cảm lạnh có thể gặp phải biến chứng như:
- Viêm tai cấp tính: Đây là biến chứng thường gặp nhất
- Lên cơn hen suyễn: Khi bị cảm lạnh trẻ dễ bị thở khò khè, tức ngực. Với những trẻ có tiền sử bị hen thì rất dễ bị tái phát cơn hen khi mà trẻ bị cảm lạnh. Đồng thời các triệu chứng của cảm lạnh cũng sẽ lâu khỏi hơn.
- Viêm xoang: Khi bị cảm lạnh có thể làm tắc nghẽn xoang mũi làm virus có điều kiện sinh sôi và phát triển. Từ đó gây ra viêm xoang, nhiễm trùng xoang mũi.
- Viêm họng: Viêm họng cũng là một biến chứng hay gặp ở trẻ khi bị cảm lạnh. Có một số dấu hiệu về biến chứng này như xuất hiện nốt đỏ, màu đỏ vùng vòm họng, sưng họng đỏ amidan, đau họng,...
- Viêm phổi: Đây là một biến chứng khá nguy hiểm. Nếu thấy trẻ có các dấu hiệu như ớn lạnh, đổ mồ hôi, sốt cao,... thì trẻ có nguy cơ bị viêm phổi. Lúc này cần phải đưa trẻ đi khám ngay.
Khi trẻ bị cảm lạnh bố mẹ cần làm gì?
Khi trẻ bị cảm lạnh, bố mẹ cần làm ngay những việc sau:
- Cho trẻ ăn thức ăn dạng lỏng và uống nhiều nước.
- Không cho trẻ uống nước có ga
- Nếu trẻ ho có thể pha nước chanh bạc hà cho trẻ
- Tắm nước ấm cho trẻ ở phòng kín gió
- Có thể dùng máy phun sương để tăng độ ẩm trong phòng để giúp trẻ không bị khô mũi.
- Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều
- Dùng nước muối sinh lý để rửa mũi hoặc hút mũi cho trẻ
- Nếu bé nhà bạn chưa đủ 4 tuổi thì không cần sử dụng thuốc để chữa cảm lạnh. Còn khi trẻ lớn hơn nếu muốn dùng thuốc thì cần đưa trẻ đi khám và dùng thuốc theo đơn của bác sĩ. Không được tự ý mua thuốc cho trẻ
- Khi trẻ ho cũng đừng quá lo lắng, đó chỉ là một cách để tống virus ra khỏi cơ thể mà thôi.
- Không để trẻ tiếp xúc với người khác để hạn chế nguy cơ lây bệnh
- Dạy trẻ cách che miệng khi ho, hắt xì. Còn khi xì mũi thì xì vào khăn giấy.
- Trong một vài trường hợp cần đưa trẻ đi khám như trẻ đang mắc các bệnh mãn tính hoặc các triệu chứng của cảm lạnh không thuyên giảm mà có dấu hiệu nặng thêm sau vài ngày.
- Một điều hết sức quan trọng là bố mẹ cần phải phân biệt được trẻ bị cảm lạnh và trẻ bị cảm cúm. Bởi hai bệnh này có triệu chứng tương đối giống nhau. Nhưng bệnh cảm cúm sẽ gây nguy hiểm cho trẻ hơn.
Cách phòng ngừa cảm lạnh cho trẻ em
- Virus cảm lạnh có thể lây lan qua vật trung gian. Chính vì vậy mà bố mẹ cần chú ý hạn chế cho trẻ sờ vào các vật dụng mà nhiều người chạm vào như điều khiển, lan can, tay nắm cửa,...
- Hướng dẫn trẻ rửa tay đúng cách, dạy trẻ cần rửa tay trước mỗi bữa ăn
- Giữ trẻ ở khoảng cách an toàn với những người đang bị cảm lạnh.
Trên đây là những điều bố mẹ nên làm khi trẻ bị cảm lạnh. Khi đã hiểu đúng về cảm lạnh hy vọng bố mẹ không quá hoang mang khi trẻ bị cảm lạnh mà biết chăm sóc trẻ đúng cách để trẻ nhanh khỏi.