Những điều cần biết về vắc xin cúm Vaxigrip

vắc xin cúm Vaxigrip

Để phòng cúm hiệu quả có thể sử dụng phương pháp tiêm vắc xin cúm. Hiện nay có khá nhiều loại vắc xin cúm trên thị trường. Trong đó có vắc xin cúm Vaxigrip. Đây là loại vắc xin được tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo sử dụng.

Vắc xin cúm Vaxigrip là gì?

Vắc xin cúm Vaxigrip là gì?

Vắc xin cúm Vaxigrip là một loại vắc xin chuyên dùng để phòng bệnh cúm. Sản phẩm được sản xuất bởi hãng Sanofi của Pháp. Vắc xin được đóng gói ở dạng bơm tiêm chứa 0.25ml hoặc 0.5ml. Vắc xin được dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn.

Loại vắc xin này thường được tiêm qua bắp tay.

>> Vacxin cảm lạnh, cảm cúm giá bao nhiêu, lịch tiêm chủng

Công dụng của vắc xin cúm Vaxigrip

Công dụng của vắc xin cúm Vaxigrip

Vắc xin cúm Vaxigrip có tác dụng tạo ra hệ miễn dịch phòng ngừa cúm mùa do các chủng cúm A và B gây ra. Bao gồm cúm H1N1, H3N2, Yamagata và Victoria. Đồng thời giúp phòng ngừa các biến chứng. Khi sử dụng vắc xin cúm được xem là phương pháp phòng cum hiệu quả nhất.

>> Nên tiêm vắc xin cúm của nước nào để có hiệu quả tốt nhất

Cách dùng vắc xin cúm Vaxigrip

Vắc xin cúm Vaxigrip sẽ được dùng như sau:

  • Được tiêm bắp hoặc tiêm dưới da sâu
  • Trước khi tiêm thì vắc xin cần được để trở về nhiệt độ phòng.
  • Lắc kỹ vắc xin đến khi đạt được hỗn hợp đồng nhất
  • Sát trùng vị trí sẽ tiêm
  • Tiêm vắc xin vào vị trí đã được sát trùng với liều lượng thích hợp

Liều dùng của vắc xin cúm Vaxigrip sẽ tùy thuộc vào độ tuổi, cụ thể như sau:

  • Trẻ từ 6 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi tiêm liều 0.25ml.
  • Trẻ trên 36 tháng tuổi và người lớn tiêm liều 0.5ml
  • Trẻ em dưới 9 tuổi chưa từng tiêm vắc xin cúm hoặc chưa bị cúm thì nên tiêm 2 mũi. Mũi thứ 2 cách mũi đầu tiên ít nhất 4 tuần.
  • Vắc xin cúm Vaxigrip cần được tiêm nhắc lại hằng năm

Phản ứng phụ có thể gặp khi tiêm vắc xin cúm Vaxigrip

Phản ứng phụ có thể gặp khi tiêm vắc xin cúm Vaxigrip

>> Những thông tin bạn cần biết trước khi sử dụng vaccine cúm Influvac

Khi tiêm vắc xin cúm Vaxigrip có thể xảy ra một số phản ứng phụ dưới đây. Những tác dụng phụ này có thể xảy ra hoặc không xảy ra. Về mức độ nặng nhẹ cũng khác nhau giữa mỗi người.

  • Phản ứng phụ thường gặp nhất là đau cơ, đau đầu, buồn ngủ, mệt mỏi,… ở người lớn. Quấy khóc, tiêu chảy, sốt nhẹ,… đối với trẻ em. Ngoài ra còn có trường hợp gặp phải các vấn đề xung quanh chỗ tiêm như sưng đỏ, đau, ngứa nhẹ.
  • Phản ứng phụ không thường gặp: Buồn nôn, mọc hạch ở các vùng như nách, bẹn, cổ,….
  • Phản ứng phụ hiếm gặp như tê bì cánh tay, ảnh hưởng tới xúc giác, đau dây thần kinh,…
  • Một số phản ứng phụ chưa được chứng minh: ảnh hưởng tới dây thần kinh, co giật,….

Những điều cần lưu ý trước và sau khi tiêm vắc xin cúm Vaxigrip

Những điều cần lưu ý trước và sau khi tiêm vắc xin cúm Vaxigrip

>> Những điều cần biết về virus cúm Influenza

  • Không tiêm vắc xin cúm Vaxigrip cho người bị dị ứng với bất cứ thành phần nào có trong vắc xin
  • Những người đang bị sốt từ vừa đến cao, bị bệnh cấp tính thì không nên tiêm vắc xin ngay tại thời điểm đó.
  • Vắc xin Vaxigrip không được tiêm vào mạch máu
  • Trường hợp người bị rối loạn đông máu, có tiền sử giảm tiểu cầu khi tiêm vắc xin này cần phải theo dõi cẩn thận
  • Nên theo dõi ít nhất 30 phút sau khi tiêm để đảm bảo xử lý kịp thời với những trường hợp bị sốc sau tiêm
  • Trong trường hợp bị ngất xỉu sau khi tiêm phải được xử lý kịp thời
  • Nếu vừa bị mắc covid-19 xong thì cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi xem
  • Vắc xin cúm Vaxigrip không có tác dụng phòng bệnh 100%. Chính vì vậy chúng ta cần phải tiêm nhắc lại vắc xin theo phác đồ bác sĩ đưa ra.
  • Phụ nữ mang thai ở 3 tháng đầu và tháng cuối vẫn có thể tiêm vắc xin cúm Vaxigrip để phòng bệnh. Nhưng trước khi tiêm cần tham khảo tư vấn cụ thể của bác sĩ.
  • Phụ nữ sau sinh và cho con bú nên tiêm vắc xin Vaxigrip
  • Vắc xin đã hết hạn sử dụng tuyệt đối không được dùng
  • Vắc xin Vaxigrip cần được bảo quản ở nhiệt độ từ 2 đến 8 độ C. Không được để vắc xin đóng băng, đồng thời tránh ánh sáng.
  • Nên lựa chọn cơ sở tiêm chủng uy tín, có chuyên môn để đảm bảo có thể xử lý kịp thời trong trường hợp xảy ra hiện tượng sốc phản vệ sau khi tiêm. Đặc biệt là khi tiêm cho trẻ em.

Trên đây là các thông tin về vắc xin cúm Vaxigrip mà chúng ta cần nắm rõ trước khi tiêm. Hãy nhớ theo dõi các phản ứng sau tiêm để có biện pháp xử lý kịp thời bạn nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *